Skip to main content

Cardano và kiểm soát Quyền lực

Lộ trình phát triển

Nhiều người nhận thức sự Phi tập trung chỉ đơn giản là ở mức độ đồng thuận của mạng lưới nơi đưa ra quyết định về việc ai sẽ thêm các block (khối) mới vào blockchainchain. Đây chỉ là phần dễ thấy nhất thường được nói đến và ở một mức độ nào đó thì có thể đo lường được. Sự Phi tập trung dựa vào các nhà tạo block (người vận hành pool) và những người tham gia khác cài đặt trên máy tính của họ. Tất cả các phần mềm đều có thể có lỗi và cần phải được cập nhật và nâng cấp định kỳ. Câu hỏi đặt ra là: Ai có quyền quyết định các thay đổi đối với mã nguồn? Ai được quyền quyết định và thực hiện các bản sửa lỗi và tính năng mới? Rõ ràng, nếu việc Phi tập trung phụ thuộc vào phần mềm vận hành mạng lưới, thì cần phải có một số cơ chế để thực hiện các thay đổi, cập nhật mã nguồn một cách minh bạch và được phi tập trung một cách lý tưởng. Việc staking cho phép bạn ủy thác tiền ADA cho một pool mà bạn tin tưởng để thay mặt bạn tạo các block.

TÓM TẮT các chủ đề chính của bài viết này:

  • Bất cứ ai tài trợ cho sự phát triển của dự án sẽ là người quyết định xem nên làm gì.
  • Việc tài trợ cho việc phát triển của giao thức, nếu đến từ bên ngoài, có thể sẽ nguy hiểm vì các cấu trúc quyền lực không minh bạch và mờ ám có thể xuất hiện.
  • Cardano sẽ là một hệ thống tự duy trì nhờ vào Ngân sách riêng của dự án.
  • Một khi cộng đồng có thể tự đề xuất và bỏ phiếu về các đề xuất cải tiến Cardano (CIP), cộng đồng sẽ trở nên hoàn toàn phi tập trung và về cơ bản độc lập với Nhóm lãnh đạo IOG.
  • Khoản tiền đã đầu tư là một khía cạnh rất quan trọng của việc bỏ phiếu.
  • Bỏ phiếu dựa trên địa chỉ IP là không khả thi vì một thực thể (cá nhân) có thể sở hữu một số lượng lớn địa chỉ IP.
  • Người nắm giữ tiền ADA có thể tham gia quản trị mà không cần phải chạy các node của riêng họ.
  • Không có Quản trị trên chuỗi sẽ đi ngược lại nguyên tắc Phi tập trung.

Kỷ nguyên Voltaire của Cardano

Bảo trì và phát triển phần mềm đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực. Việc rất cần thiết là phải đảm bảo nguồn tiền tài trợ cho các hoạt động đó. Trong bất kỳ dự án blockchain nào, có thể là Cardano, Bitcoin hoặc Ethereum, điều quan trọng là phải xem ai đang tài trợ và quản lý sự phát triển của giao thức. Trong hầu hết các trường hợp, ai tài trợ cho sự phát triển cũng sẽ là người quyết định xem nên làm gì với giao thức đó. Phát triển phần mềm đòi hỏi sự phối hợp của các nhà phát triển. Nếu mọi người đều muốn sửa đổi từng phần của mã nguồn theo ý muốn riêng của họ. Họ có thể tạo ra các lỗi nghiêm trọng hoặc vấn đề không tương thích giữa các phiên bản. Phải có người quản lý sự phát triển và quyết định xem những thay đổi nào được chấp nhận và những gì cần bỏ qua trong mã nguồn. Thường thì có một cá nhân hoặc một số ít người có quyền kiểm soát mã nguồn chính trên GitHub. Điều này sẽ xác định việc triển khai cơ bản của giao thức và những người khác sẽ phải chấp nhận.

Việc phát triển giao thức, được tài trợ từ bên ngoài, có thể nguy hiểm vì các cấu trúc quyền lực không minh bạch và mờ ám có thể xuất hiện. Cardano có một Quỹ phát triển của riêng mình và sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc phát triển dự án. Cardano sẽ là một hệ thống tự duy trì độc lập với nguồn tài trợ từ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một quỹ đầu tư mạo hiểm không thể tài trợ cho sự phát triển của Cardano. Mà bản thân dự án đã có đủ nguồn lực để tự duy trì.

Quỹ phát triển của dự án nhận nguồn lực từ tiền ADA phát hành thêm và phí giao dịch. Nguồn này về mặt lý thuyết sẽ không bao giờ cạn kiệt. Nếu nguồn tài trợ được bảo đảm, các quy trình phải được thiết lập để cho phép người nắm giữ ADA quyết định những thay đổi nào nên được tài trợ và ai sẽ thực hiện chúng. Đây là mục tiêu của kỳ nguyên Voltaire. Những người nắm giữ ADA có thể và có thể tiếp tục bỏ phiếu trong dự án Catalyst. Nếu bạn có thể bỏ phiếu để ủng hộ việc tài trợ cho một ý tưởng tốt. Đây sẽ là cách Quỹ này có thể tự vận hành trong tương lai. Catalyst hiện vẫn đang có các vấn đề cụ thể của riêng nó và một số quy trình cần được tinh chỉnh. Tôi coi Catalyst là một thử nghiệm và sự chuẩn bị của cộng đồng cho việc Quản chị trên chuỗi (On-chain Governance).

Người nắm giữ ADA sẽ có quyền biểu quyết. Kỷ nguyên Voltaire sẽ bổ sung khả năng cho những người tham gia mạng trình bày các đề xuất cải tiến Cardano (CIP) mà các bên liên quan có thể bỏ phiếu, tận dụng quy trình staking và ủy quyền hiện có. Do đó, Cardano sẽ trở nên hoàn toàn phi tập trung và về cơ bản độc lập với sự quản lý của nhóm IOG. Dự án sẽ được sự chung tay của cộng đồng, những người sẽ chịu trách nhiệm cho sự phát triển trong tương lai.

Mô hình Quản trị nào là tốt nhất?

Bỏ phiếu dựa trên lượng tiền ADA đang nắm giữ có phải là cách tốt nhất không? Thành thật mà nói, không ai biết điều này vì chúng ta chưa từng có trải nghiệm về điều này.

Trong sách trắng của mình, Satoshi coi PoW là giải pháp tốt nhất, nhìn từ góc độ ra quyết định. Ông chỉ ra rằng bỏ phiếu dựa trên địa chỉ IP là không khả thi. Điều này có ý nghĩa vì một thực thể (cá nhân) có thể sở hữu một số lượng lớn địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là bỏ phiếu dựa trên một node không khai thác đang chạy là không đủ an toàn và một thực thể về cơ bản có thể ảnh hưởng đến chất lượng của việc bỏ phiếu.

"Khoản tiền đã đầu tư" (Skin in the game) là một khía cạnh rất quan trọng của việc bỏ phiếu. Điều này dựa trên giả định rằng chủ sở hữu ADA sẽ bỏ phiếu vì lợi ích tốt nhất của giao thức. Một quyết định tồi có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của đồng ADA, tức là ảnh hướng đến chính túi tiền của người bỏ phiếu.

Satoshi có lẽ đã không lường trước được rằng hầu hết các node đầy đủ của Bitcoin không thm gia vào quá trình khai thác. Các nhà khai thác node đầy đủ không có quyền biểu quyết liên quan đến sự phát triển của giao thức Bitcoin. Nếu một cuộc bỏ phiếu như vậy diễn ra (và nó đã xảy ra), một thực thể duy nhất có thể gây ảnh hưởng tương đối lớn (với chi phí rẻ) đến mạng lưới thông qua việc sở hữu một số lượng lớn địa chỉ IP. Trong mạng Bitcoin, các thợ đào là bên có quyền quyết định đến những thay đổi lớn về giao thức. Họ có "Khoản tiền đã đầu tư" (vào máy đào). Về nguyên tắc thì việc họ có 'quyền ra quyết định nâng cấp hệ thống' có vẻ hợp lý. Vấn đề là lợi ích của các thợ đào có thể không đồng nhất với lợi ích của những người nắm giữ BTC coin. Hơn nữa, hoạt động khai thác của mạng Bitocin là tương đối tập trung. Vì vậy, số lượng người ra quyết định của mạng Bitocin là tương đối nhỏ so với số lượng người nắm giữ đồng BTC.

Hình thức biểu quyết không phổ biến trong mạng Bitcoin. Blockstream và các công ty khác tham gia vào quá trình phát triển giao thức không có nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng về những phần nào của mã nguồn đang được sửa đổi. Nhiều thành viên cộng đồng luôn tin rằng Bitcoin không thay đổi. Điều này dẫn đến niềm tin rằng không cần phải thảo luận về các thay đổi đối với mạng Bitcoin. Có lẽ đó chính là lý do tại sao không nhiều người quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của Blockstream và CEO Adam Back đối với Bitcoin. Cộng đùng cũng không quan tâm quỹ VC nào đang trả tiền cho sự phát triển này.

Bỏ phiếu dựa trên token chính xác là kiểu quản trị mà Satoshi muốn đạt được thông qua PoW. Vì tất cả những người bỏ phiếu đều có một "Khoản tiền đã đầu tư". Nhưng thực tế quan trọng là hầu hết người sở hữu lại không chạy các node đầy đủ. Có thể những giả định của Satoshi cũng sai ở đây. Lý tưởng nhất là mỗi người nắm giữ token sẽ tự vận hành một node đầy đủ của riêng họ và khai thác tiền (hoặc tự staking).

Người nắm giữ tiền ADA có thể tham gia quản trị mà không cần phải chạy node đầy đủ của riêng họ. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai có Khoản tiền đã đầu tư và quan tâm đến việc tham gia vào các quyết định về phát triển giao thức trong tương lai sẽ không bị loại trừ khỏi việc bỏ phiếu do yêu cầu phần cứng cao.

Ưu điểm của các mạng PoS như Cardano là nó không chia cử tri thành hai nhóm riêng biệt như chúng ta thấy ở Bitcoin. Mạng bitcoin chia các bên liên quan thành Thợ đào và Người sở hữu. Trong mạng lưới Cardano, chủ sở hữu token cũng đồng thời là bên liên quan, tức là những người có quyền bỏ phiếu.

Tôi thấy việc duy trì một Nhóm lợi ích là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù các nhà điều hành pool có thể có lợi ích hơi khác so với những người nắm giữ ADA khác, nhưng có thể an toàn khi giả định rằng các nhà vận hành pool sẽ không bao giờ nắm giữ phần lớn ADA. Hơn nữa, lợi ích và ý kiến ​​của các nhà điều hành pool cũng có thể khác nhau. May mắn thay, trường hợp này rất phổ biến trong hệ sinh thái Cardano.

Bằng cách đó, các ý kiến hay đề xuất ​​về một chủ đề cụ thể sẽ không bị chi phối bởi một pool cụ thể. Ví dụ: nếu có cuộc bỏ phiếu về thay đổi lạm phát của ADA thành vô hạn, thì sẽ không có pool nào có lợi ích kinh tế trong việc này để thông qua đề xuất trên. Nếu không có ngân sách đủ lớn để chi phối lợi ích của các bên bỏ phiếu, đề xuất sẽ không bao giờ được thông qua.

Hãy tưởng tượng rằng, nếu một cuộc bỏ phiếu tương tự cho đề xuất lạm phát vô hạn với đồng BTC diễn ra trên mạng Bitcoin. Và giả sử, chỉ các minner mới có thể bỏ phiếu, thì chắc chắn đề suất này sẽ được thông qua. Vì Minner sẽ nhận được phần thưởng nhiều hơn từ thay đổi mới này. Những người nắm giữ BTC về cơ bản sẽ không có cách nào để lật ngược quyết định của họ. Nếu một bộ phận các thợ đào bỏ phiếu từ chối thay đổi, có thể sẽ có một đợt fork blockchain và hình thành một "mạng bitcoin mới". Và điều này sẽ không giúp ích nhiều cho những người đang nắm giữ BTC. Vì lợi ích bản thân, hầu hết các minner ở lại với mạng Bitcoin có lạm phát cao. Bitcoin không lạm phát sẽ ngày càng kém cạnh tranh và ít an toàn hơn đáng kể so với "đối thủ cạnh tranh mới" của nó.

Có thể nói rằng, trên mạng Bitcoin, thiểu số theo đuổi lợi ích cá nhân (minner) đã quyết định bằng chi phí của đa số (người sở hữu). Người nắm giữ tiền BTC có thể không thích quyết định này (vì họ bị thiệt thòi khi lạm phát tăng). Tuy nhiên, họ không có cơ hội tham gia bỏ phiếu và họ cũng không có lựa chọn nào khác. Vì nếu phản đồi thì phần lớn thợ đào rời mạng. Khi đó, tính an toàn của mạng lưới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phân nhánh (fork) của một mạng blockchain không bao giờ là cách tốt nhất để bỏ phiếu cho sự thay đổi. Vì nó để lại các token ma và các blockchain ma. Nó tạo ra một sự chia rẽ trong cộng đồng và pool. Về mặt lý thuyết, tính bảo mật sẽ kém hơn do giá trị đồng tiền giảm. Cardano có một tổ hợp hard-fork. Do đó, một đợt fork blockchain sẽ không bao giờ xảy ra đối với mạng Cardano. Sẽ mãi mãi chỉ có một Cardano với 45.000.000.000 đồng ADA.

Mô hình Quản trị tốt là đa số phải có quyết định và thiểu số phải tôn trọng kết quả của cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, có một số bất lợi là ở chỗ những "cá voi" sẽ luôn có số phiếu lớn hơn. Có nghĩa là, một "cá voi" có thể có quyền biểu quyết tương đương với 10.000 các "cá đòng đong". Thật không may, không thể làm được gì ở giai đoạn này. Nhưng về cơ bản, lợi ích của "cá voi" cũng lớn hơn "cá đòng đong" khi đưa ra quyết định có lợi cho Cardano. Vì vậy, lợi ích của "cá voi" cũng không khác biệt so với "cá đòng đong".

Không Quản trị

Không có Quản trị liệu có hợp lý không? Những người đứng sau dự án Ethereum, bao gồm cả Vitalik Buterin, không quá quan tâm đến ý tưởng quản trị trên chuỗi. Họ sợ rằng một số lượng lớn token có thể nằm trong tay của nhóm nào đó hoặc các "cá voi". Những người sau đó sẽ có quyền quyết định mãi mãi. Họ cũng hoài nghi về ý tưởng của một số lượng lớn các bên liên quan tham gia biểu quyết. Đây là những lý do chính đáng.

Cardano đã có cách phân phối token phân tán. Nhưng sẽ luôn có "cá voi". Các sàn giao dịch đang nắm giữ một số lượng lớn các token của khách hàng. Và họ hoàn toàn có thể sử dụng để bỏ phiếu không vì lợi ích chung của mạng lưới. Hiện tại vẫn chưa biết liệu nhóm IOG, Cardano Foundation và Emurgo có sử dụng ADA của riêng họ để bỏ phiếu hay không. Nếu Nhóm IOG bỏ phiếu bằng token của họ cho các CIP mà chính họ đã đề xuất thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì về tính Phi tập trung.

Đối với những người nắm giữ ADA không quan tâm đến việc bỏ phiếu, điều đó có thể được giải quyết bằng cách giao quyền biểu quyết cho người khác. Ví dụ: cho một nhà điều hành pool hoặc một chuyên gia trong công nghệ blockchain, người có thể nhìn thấy trong cộng đồng và có ý kiến ​​phù hợp.

Quản trị phi tập trung là một chủ đề phức tạp và chúng ta sẽ tìm kiếm câu trả lời cho nhiều câu hỏi. Một số thực thể trong hệ sinh thái sẽ không nên tham gia biểu quyết. May mắn thay, có thể sử dụng dữ liệu trên chuỗi và phân tích kết quả. Về mặt lý thuyết, có thể bỏ qua các phiếu biểu quyết của các sàn giao dịch nếu cộng đồng quyết định rằng phiếu biểu quyết của các sàn giao dịch không được tính.

Nếu một dự án không có Quản trị, về cơ bản tất cả những người nắm giữ coin phải hoàn toàn tin tưởng vào quyết định mà pool đưa ra. Đây là cách nó hoạt động hiện tại đối với Ethereum và ở một mức độ nào đó, nó cũng áp dụng cho Cardano. Trong mạng lưới Bitcoin, chỉ những thay đổi lớn mới được bỏ phiếu. Vì vậy, có thể nói rằng mô hình "không có Quản trị" được áp dụng cho Bitcoin.

Tất nhiên, các nhóm phát triển sẽ luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của giao thức. Hơn nữa, các tùy chọn của pool phần lớn bị hạn chế. Vì dù họ có thể thay đổi mã nguồn theo ý muốn, nhưng cuối cùng, các nhà tạo block sẽ tự quyết định xem có chấp nhận nó hay không. Có thể nói rằng một số hình thức Quản trị được duy trì ở mức độ chấp nhận các thay đổi trong mã nguồn hoạt động.

Nhóm phát triển luôn cố gắng xây dựng giao thức theo cách mà nó được nhiều người dùng chấp nhận nhất có thể. Vì vậy, có một loại hợp đồng bất thành văn giữa nhóm phát triển và người dùng. Nếu pool thực hiện thay đổi mà người dùng không đồng ý, họ có thể ngừng sử dụng dự án và chuyển sang dự án khác. Đây cũng có thể được xem là một hình thức chấp nhận thay đổi. Tuy nhiên, điều này rất giống với các công ty tập trung, ví dụ như người dùng Facebook không thể quyết định những tính năng mới nào mà công ty Meta quyết định tạo ra.

Không có Quản trị trên chuỗi sẽ đi ngược lại nguyên tắc Phi tập trung. Quản trị ở cấp độ phát triển giao thức rất phức tạp bởi thực tế là không thể tránh khỏi việc tập trung hóa. Mã code được viết bởi một nhóm nhỏ vài người. Và nhóm lại được quản lý bởi một người lãnh đạo. Người lãnh đạo quyết định mức tiền lương cho các nhà phát triển và các thành viên khác trong nhóm. Điều khó khăn là tìm ra kết nối phù hợp giữa đội ngũ và ý chí của người dùng.

Về cơ bản, không có Quản trị có nghĩa là hoạt động như một công ty CNTT thông thường cung cấp dịch vụ của mình cho người dùng. Trong trường hợp của các mạng blockchain, công ty chỉ có ảnh hưởng đối với phần mềm chứ không có sự đồng thuận về mạng. Các công ty CNTT thường kiểm soát cơ sở hạ tầng mà dịch vụ chạy trên đó. Trong trường hợp của blockchain, cơ sở hạ tầng được tạo thành từ các node được vận hành bởi những người tham gia độc lập.

Điều quan trọng là phải thấy sự khác biệt giữa Phi tập trung ở cấp độ đồng thuận mạng và ở cấp độ phát triển phần mềm. Tất cả các dự án được đề cập trong bài viết này được phi tập trung ở cấp độ đồng thuận mạng, không phải ở cấp độ phát triển phần mềm.

Nhóm IOG đang cố gắng thay đổi hiện trạng và Phi tập trung Cardano ở cấp độ phát triển phần mềm. Nói cách khác, tách nhóm IOG khỏi Cardano. Nhóm IOG về cơ bản sẽ chỉ là một công ty mà cộng đồng sẽ trả tiền cho các nhiệm vụ cụ thể. Nếu các công ty khác muốn thực hiện các nhiệm vụ nhất định, họ có thể đăng ký và cộng đồng có thể quyết định trả tiền cho họ để thực hiện các nhiệm vụ này.

Kết luận

Phi tập trung giải quyết điểm duy nhất của vấn đề "Kiểm soát quyền lực". Mỗi đội về cơ bản là một điểm có thể cố gắng lạm dụng quyền lực của mình hoặc bị áp lực từ bên ngoài, chẳng hạn như bởi các cơ quan quản lý. Nếu có thể đạt được quản trị phi tập trung, Cardano sẽ hoàn toàn nằm trong tay cộng đồng. Sẽ không có pool nào có quyền kiểm soát mã nguồn, nhưng đồng thời, có thể trả tiền cho bất kỳ ai để phát triển giao thức. Cộng đồng sẽ có quyền kiểm soát kho quỹ của dự án. Nó sẽ bỏ phiếu về những gì CIP cần thực hiện, ai sẽ thực hiện công việc và với số tiền bao nhiêu. Charles Hoskinson sẽ vẫn là Giám đốc điều hành của nhóm IOG nhưng về cơ bản sẽ không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với mạng Cardano. Cộng đồng sẽ quyết định có nên ủy quyền việc thực hiện CIP cho nhóm IOG hay không.

Hiện tại, rất nhiều nhóm có quyền kiểm soát sự phát triển của các giao thức. Và hình thức này được các cộng đồng chấp nhận khá phổ biến. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên hài lòng. Các nhóm sẽ gặp rủi ro nếu chúng ta không biết những gì đang diễn ra ở hậu trường. Ai đang tài trợ cho sự phát triển và những gì đang được thực hiện. Cộng đồng phải có trách nhiệm quản lý dự án. Một số vấn đề khó giải quyết về mặt kỹ thuật và tôi tưởng tượng có thể không có người sẵn sàng tài trợ cho chúng. Ai ngoài những người sử dụng mạng sẽ quyết định xem nhóm phát triển nên làm việc gì? Nếu mọi người muốn sự Phi tập trung hoặc bảo mật được tăng cường, nhóm phát triển nên ưu tiên giải quyết những vấn đề đó. Để điều này khả thi, cần phải có một quy trình cho phép giao tiếp giữa cộng đồng và nhóm phát triển. Đồng thời, phải có kinh phí.

Sự tồn tại của các đồng tiền phụ thuộc vào mạng lưới và sự tồn tại của mạng phụ thuộc vào nhóm phát triển. Trừ khi các đồng tiền của dự án được sử dụng cho sự đồng thuận của mạng, không có tài nguyên nào xung quanh mạng có thể Phi tập trung. Nhóm phát triển nên Phi tập trung trên cơ sở nào? Sự lựa chọn hợp lý là token. Chủ sở hữu đồng tiền ADA sở hữu Cardano và điều này mang lại cho họ quyền ra quyết định to lớn đối với một cơ sở hạ tầng mong muốn trở thành một hệ thống điều hành xã hội và tài chính toàn cầu. Nhân loại chưa bao giờ có bất cứ điều gì giống như vậy trước đây. Tất cả các mạng và dịch vụ chúng ta sử dụng đều do các tổ chức trung tâm kiểm soát. Mạng lưới blockchain có thể thay đổi điều này, nhưng chỉ khi chúng ta có thể Phi tập trung không chỉ mạng mà còn cả sự nâng cấp và phát triển của nó.


Picture