Skip to main content

Cardano là một cỗ máy đáng tin cậy

Ngày 19 tháng 02 năm 2023

Pic

Nếu hai người sử dụng Cardano để tương tác với nhau, họ phải tin tưởng vào công nghệ. Những người này có thể không tin tưởng lẫn nhau nhưng họ vẫn có thể thực hiện giao dịch tài chính với nhau. Các blockchain có thể thay thế các bên trung gian không hiệu quả và không đáng tin cậy. Blockhain có thể trở thành một công cụ đáng tin cậy để các cá nhân giao tiếp với nhau. Tất nhiên, khi đó mọi người cần phải tin tưởng vào công nghệ. Họ tin nó còn hơn cả tin người thật, và đó là một trách nhiệm to lớn. Cardano và các mạng blockchain nói chung có vai trò quan trọng như thế nào đối với xã hội của chúng ta?

TÓM TẮT

  • Rất khó để định lượng tầm quan trọng của sự tồn tại của các Chính phủ và tiền tệ pháp định trong xã hội.
  • Các Chính phủ sẽ tích cực chống lại sự xuất hiện của các công nghệ có thể làm suy yếu vị thế của họ.
  • Trên thực tế, niềm tin vào công nghệ blockchain là thứ cạnh tranh với các tổ chức hiện tại.
  • Tiến hóa dần dần sẽ tốt hơn là một cuộc cách mạng mang tính bạo lực.

Giá trị của niềm tin vào Nhà nước là gì?

Niềm tin không thể dễ dàng định lượng bằng những con số hoặc tăng thêm bất cứ khi nào muốn. Niềm tin ở xung quanh chúng ta và nếu không có nó, thế giới của chúng ta sẽ không thể hoạt động được bình thường. Tuy nhiên, nhân tố này là khó khăn để kiểm soát.

Niềm tin vào Nhà nước và tiền chủ yếu dựa trên mong muốn của mọi người được sống trong một hệ thống có phân cấp. Chính trên cơ sở lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được thiết lập. Giữa nhân dân và Nhà nước có những quy định thành văn và bất thành văn mà chúng ta có thể gọi là khế ước xã hội.

Kết quả của niềm tin vào Nhà nước và tiền của Nhà nước là gì và nó có thể được định lượng hay không? Đúng là có thể, nhưng chỉ trong những thuật ngữ trừu tượng như hòa bình, phúc lợi xã hội, chất lượng môi trường, triển vọng tương lai tốt đẹp, v.v. Hệ thống Nhà nước và tiền bạc có thể được coi là những công cụ phục vụ để duy trì hòa bình và trật tự trong xã hội, công bằng trong xã hội. kinh doanh, và nhiều thứ khác. Tất cả những điều đó đều có giá trị vô hình, nó có thể là hệ quả của cách thức vận hành của hệ thống.

Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng trung ương và các tổ chức quan trọng khác có thể được định lượng bằng tiền. Ví dụ như các khoản thu có chi định kỳ. Có thể ước tính, ít nhất là trên lý thuyết, mọi người phải trả bao nhiêu cho các dịch vụ công cộng, trật tự trên đường phố, lợi ích xã hội và hòa bình. Có thể tính toán chi phí vận hành từng tổ chức.

Người ta nói rằng blockchain là một công nghệ đột phá có thể thay đổi cách xã hội của chúng ta vận hành. Cụ thể, điều đó có thể có nghĩa là tiền hiện tại, nằm dưới sự kiểm soát của các ngân hàng trung ương, có thể được thay thế bằng tiền điện tử. Đây có thể là một sự can thiệp lớn vào hoạt động của một công cụ chính của xã hội chúng ta. Theo một cách nào đó, nó có thể làm suy yếu vị thế của các Chính phủ.

Blockchain có thể đảm nhận vai trò của Nhà nước hay tiền không?

Nhiều người tin rằng Bitcoin có thể thay thế các loại tiền tệ fiat hoặc trở thành một loại tiền tệ dự trữ. Có lẽ nó có thể có một vị trí tương tự như vàng. Cardano có tiềm năng thay thế các hệ thống tài chính. Nhiều dịch vụ tài chính hiện tại có thể được thay thế bằng các dịch vụ tương đương phi tập trung. Các stablecoin thuật toán có thể thay thế hoạt động của các ngân hàng trung ương. Về mặt lý thuyết, có thể tạo ra một loại tiền tệ với lạm phát cố định và không thể thay đổi.

Bất cứ ai sử dụng blockchain đều phải trả phí. Đây sẽ là một nguồn thu nhập chính của mạng lưới, để có chi phí duy trì cho hoạt động của nó. Cardano có một khoản dự trữ, nhưng sẽ cạn kiệt vào một ngày nào đó. Khi điều đó xảy ra, sự tồn tại của mạng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự tương tác của những người dùng sẵn sàng trả tiền (phí) cho nó. Hoạt động của mạng Cardano và tất cả những mạng khác có thể nói là được định lượng bằng tiền.

Có thể nói rằng blockchain sẽ giúp tính toán chính xác giá trị của niềm tin giữa hai người tham gia. Tuy nhiên, với việc được sử dụng nhiều hơn, có thể sẽ khó định lượng hơn, đặc biệt là những tác động đối với xã hội.

Phí giao dịch có thể được coi là phí dịch vụ tương tự như thanh toán PayPal. Ngay cả với PayPal, bạn phải tin tưởng công ty và giá trị của khoản phí bao gồm cả điều đó. PayPal xử lý một số lượng lớn các giao dịch và cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của hệ thống tài chính. Tầm quan trọng này được phản ánh vào giá trị cổ phiếu của công ty.

Nếu các mạng blockchain thay thế được PayPal, thì chúng cũng sẽ tiếp quản được vai trò tài chính của Paypal và gia trị có thể sẽ được phản ánh vào vốn hóa thị trường của các đồng tiền của mạng lưới đó. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng giá trị của niềm tin, tức là tầm quan trọng của một blockchain nhất định, có thể định lượng rất chính xác.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các mạng blockchain có thể có ý nghĩa tương tự như các Chính phủ theo cách chúng sẽ tham gia gián tiếp vào hoạt động của xã hội hay không.

Tầm quan trọng về tài chính và xã hội của các mạng blockchain dự kiến ​​sẽ tăng lên. Không giống như các Chính phủ, việc tính toán chi phí vận hành mạng blockchain tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, rất khó để định lượng tầm quan trọng về mặt xã hội và tài chính của mạng và tác động của nó đối với xã hội. Vốn hóa thị trường có thể là chỉ báo cung cấp một số thông tin. Đối với những gã khổng lồ CNTT lớn, hiệu ứng mạng là một động lực quan trọng đối với giá trị của cổ đông. Logic tương tự có thể được sử dụng cho blockchain không?

Các Chính phủ sẽ muốn duy trì sự kiểm soát của họ đối với xã hội. Một số Chính phủ sẽ muốn kiểm soát nhiều hơn, một số ít hơn, nhưng chắc chắn sẽ không xảy ra việc hệ thống Nhà nước sẽ biến mất khỏi thế giới này trong tương lai gần. Người ta có thể cho rằng các Chính phủ sẽ tích cực chống lại sự trỗi dậy của các công nghệ có thể làm suy yếu vị thế quyền lực của họ. Điều này không có nghĩa là công nghệ blockchain sẽ không chiếm ưu thế ở một số hình thức và trở nên nổi bật hơn những gì các quan chức hiện nay thừa nhận. Cũng giống như việc ngăn chặn sự ra đời của internet là vô nghĩa, việc chống lại ngành công nghiệp blockchain cũng vô nghĩa.

Điều quan trọng cần nhớ là Nhà nước bảo vệ các giá trị như hòa bình, hòa hợp xã hội, phúc lợi công cộng và lợi ích xã hội. Mọi người nhìn nó theo cách đó và quan trọng hơn, họ muốn nó tiếp tục như vậy nếu Nhà nước thành công trong những nỗ lực này.

Chúng ta nên thử đặt câu hỏi theo hướng mạng blockchain có thể giúp gì cho Chính phủ?

Lòng tin là tất cả

Nói chung, nếu Cardano là một công cụ đáng tin cậy và an toàn để ngày càng nhiều người tương tác với xung quanh, thì blockchain sẽ nhận được sự tin tưởng của họ. Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để phát triển sự phù hợp về tài chính và xã hội. Trên thực tế, niềm tin là thứ cạnh tranh với các thể chế hiện tại. Nó không phải là một công nghệ hay blockchain cụ thể, mà là số lượng người tin tưởng những công nghệ mới này nhiều hơn các tổ chức.

Các thể chế hiện hữu luôn có xu hướng chống lại sự thay đổi. Mặc dù vậy, họ đã buộc phải chấp nhận các dịch vụ Internet đơn giản vì mọi người đã sử dụng chúng trên quy mô lớn. Công nghệ blockchain sẽ được các Chính phủ sử dụng không phải chỉ vì một nhóm nhỏ muốn sử dụng nó, mà vì đa số đông tin tưởng nó.

Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi mọi người sẽ sử dụng công nghệ blockchain để làm gì. Câu hỏi này có thể cho chúng ta manh mối về những chức năng của Nhà nước mà blockchain có thể thay thế.

Bitcoin có thể được các Chính phủ chấp nhận như một loại tiền tệ dự trữ. Tuy nhiên, nếu Nhà nước tiếp tục buộc mọi người sử dụng tiền tệ fiat, sẽ không có gì thay đổi về mặt hoạt động của các ngân hàng trung ương. Vốn hóa thị trường của BTC có thể tăng đáng kể, nhưng tác động đối với hầu hết xã hội có thể sẽ là không đáng kể.

Một Nhà nước có trách nhiệm không thể thay thế các loại tiền tệ pháp định bằng các loại tiền điện tử có tính biến động cao, bao gồm cả Bitcoin. Từ quan điểm của đa số người dân, Nhà nước sẽ thất bại trong vai trò cung cấp một môi trường kinh doanh công bằng và giá trị mua ổn định của đồng tiền.

Tuy nhiên, điều có thể làm là sử dụng công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng trung ương tạo ra một stablecoin theo thuật toán. Nếu Nhà nước kiểm soát được ít nhất một phần tính ổn định của giá mua thì người dân có thể sẽ đồng ý sử dụng chúng. Cardano cho phép tạo ra các stablecoin theo thuật toán. Nó không nhất thiết phải là một stablecoin được gắn với giá trị của USD. Một số Chính phủ sử dụng stablecoin với lạm phát cố định. Bằng cách đó, công dân biết trước những gì họ có thể mong đợi từ tiền trong tương lai và Nhà nước không thể in nhiều tiền hơn mức cho phép của thuật toán.

Điều quan trọng cần nhớ là các Chính phủ về cơ bản chỉ là các hệ thống xã hội và phải có khả năng giải quyết các cuộc khủng hoảng. Nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra và cần thêm tiền để giải quyết, Nhà nước phải có một cách nào đó để có thêm tiền. Việc in tiền theo nhu cầu của Nhà nước là không công bằng. Tuy nhiên, giải pháp không phải là có một hệ thống thiếu các giải pháp để giải quyết một cuộc khủng hoảng bất thường. Một giải pháp dung hòa phải được tìm kiếm.

Mọi người tin tưởng Bitcoin là vàng kỹ thuật số, nhưng Bitcoin không phải là tiền sẵn sàng thay thế hệ thống fiat. Bitcoin chưa sẵn sàng về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật. Cardano sẽ cho phép tạo ra một loại tiền kỹ thuật số ổn định có thể được hỗ trợ bởi các tài sản tiền điện tử. Đây là một cách có thể kiếm được lòng tin của mọi người. Một giải pháp như vậy sau đó có thể phù hợp để các Chính phủ sử dụng.

Cardano sẽ là một hệ điều hành xã hội và tài chính. Như vậy, nó sẽ cho phép tạo ra các dịch vụ tài chính phi tập trung. Điều này sẽ cho phép loại bỏ vai trò của các ngân hàng thương mại. Nếu thành công, con đường phát triển tiếp theo sẽ rộng mở. Chúng ta có thể hình dung ra việc bỏ phiếu trên blockchain, mã hóa tài sản tài chính và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, những mong muốn này sẽ khó xảy ra nếu các Chính phủ muốn đòi hỏi sự giám sát đối với công nghệ. Điều đó là tốt và không thể nào để chống lại được nó. Nhưng cũng thật ngây thơ khi mong đợi rằng công nghệ giải phóng chúng ta khỏi sự phụ thuộc vào sự tồn tại của các Chính phủ. Nếu chúng ta chấp nhận thực tế và nhận ra rằng các Chính phủ và có lẽ cả hệ thống tiền tệ fiat sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài nữa, chúng ta chỉ cần tìm cách cải thiện tình hình hiện tại cho tốt hơn. Tiến hóa dần dần sẽ vẫn tốt hơn là một cuộc cách mạng bạo lực.

KẾT LUẬN

Nếu những người hâm mộ các dự án blockchain riêng lẻ chiến đấu với nhau, các Chính phủ sẽ giành chiến thắng. Miễn là có một số nhóm lớn chỉ yêu thích một blockchain cụ thể và từ chối bất kỳ giải pháp nào khác, thì chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Các Chính phủ khó có thể chấp nhận một giải pháp mà một bộ phận đáng kể dân chúng lớn tiếng bác bỏ. Chủ động chống đối là dấu hiệu của sự ngờ vực. Mọi người nên tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho các vấn đề cụ thể với sự trung thực trí tuệ. Những giải pháp như vậy có cơ hội tốt nhất để chiếm được lòng tin của người dân. Do đó, một giải pháp như vậy có thể đạt được một vị trí tài chính và xã hội rất quan trọng trong xã hội.

Công nghệ blockchain chắc chắn có tiềm năng thay thế tiền pháp định và đóng vai trò nổi bật hơn trong việc quản lý các Chính phủ. Tuy nhiên, điều này có thể trông như thế nào và công nghệ cụ thể nào sẽ được sử dụng thì chúng ta chưa rõ.

Nguồn bài viết tại đây


Picture


Đọc thêm các bài viết liên quan tại thẻ Tags bên dưới