Skip to main content

Harkfork không phân nhánh

Ngày 21 tháng 10 năm 2022

Bộ tổ hợp hardfork có thể nâng cấp giao thức Cardano theo cách không thể phân nhánh. Sẽ luôn chỉ có một blockchain duy nhất sẽ tồn tại sau sự kiện đó. Điều này khác biệt rất lớn so với các hardfork truyền thống mà trong đó blockchain thường xảy ra. Combinator có thể thực hiện nâng cấp mà không cần dừng mạng lưới. Điều này đem đến cho Cardano một năng lực tốt để có thể liên tục nâng cấp và cải tiến hơn nữa để không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống. Và quan trọng nhất, sẽ luôn chỉ có một mạng Cardano và 45.000.000.000 đồng ADA.

TÓM TẮT:

  • Hầu hết các đợt hardfork đều là một sự không chắc chắn và nguy hiểm nhất cho mạng lưới. Một hardfork thất bại có thể dẫn đến phân nhánh mạng lưới làm chia rẽ cộng đồng, các đồng tiền và token trùng lặp được tạo ra.
  • Bộ tổ hợp hardfork (Hardfork Combinator) đảm bảo rằng việc cập nhật sẽ diễn ra suôn sẻ và không làm gián đoạn mạng. Sau sự kiện, sẽ chỉ có một chuỗi duy nhất với toàn bộ lịch sử dữ liệu gốc.
  • Sẽ không bao giờ có một Cardano Classic hay Cardano Cash thứ hai.

Tại sao chúng ta cần hardfork?

Mục tiêu của hardfork là thay đổi các quy tắc chính của giao thức. Nhóm phát triển phải tạo một phiên bản mới của ứng dụng node (client) bao gồm các thay đổi. Khi các node đầy đủ (full node) đồng ý với thay đổi (hoặc nhiều thay đổi) của bản cập nhật, họ phải cài đặt phiên bản mới.

Các bản cập nhật sâu có thể làm mạng lưới mất khả năng tương thích ngược. Có nghĩa là, phiên bản cũ hơn của các ứng dụng không thể hoạt động được với block (khối) được tạo bởi ứng dụng đã cập nhật. Hardfork thường diễn ra bằng cách xác định một block cụ thể để thực hiện các thay đổi. Ngay sau đó, blockchain có thể sẽ bị phân tách thành hai chuỗi khác nhau. Các node đã cập nhật mới sẽ duy trì chuỗi thứ nhất và các node chưa cập nhật sẽ duy trì chuỗi thứ hai. Từ góc độ người dùng, điều quan trọng là phải xem có bao nhiêu node đầy đủ hỗ trợ phiên bản mới và bao nhiêu node hỗ trợ phiên bản cũ. Có thể khó để nói chuỗi nào là "chuỗi một". Mỗi người dùng sẽ phải chọn một chuỗi (hoặc cả hai).

Thông thường, một đợt hardfork có thể yêu cầu trình tự các bước sau. 

  1. Giao thức blockchain tiền fork tạm thời ngừng hoạt động để kích hoạt các thay đổi. 
  2. Chuỗi block hậu fork khởi động lại với các quy tắc và thay đổi mới. 

Sau khi nâng cấp, hai blockchains khác nhau có thể cùng tồn tại song song. Một chuỗi với các quy tắc cũ và một chuỗi với các quy tắc mới.

Nếu thay đổi có khả năng tương thích ngược, việc phân tách chuỗi block sẽ không xảy ra. Thay đổi có thể rất nhỏ nên các node cũ và mới vẫn có thể làm việc với tất cả các block. Máy chạy node cũ có thể làm việc với các block được tạo bởi máy node mới và ngược lại. Trường hợp này được gọi là một soft-fork.

Hardfork truyền thống đồng nghĩa với sự không chắc chắn

Bạn có thể biết nhiều lần hardfork rất "nổi tiếng" trong thế giới crypto. Một trong số đó là lần phân nhánh blockchain dẫn đến việc tạo ra Bitcoin và Bitcoin Cash, hay Ethereum và Ethereum Classic. Gần đây, chúng ta đã thấy một đợt fork tương tự dẫn đến việc tạo ra Ethereum PoS và Ethereum PoW.

Tất cả những sự kiện này đều có một điểm chung. Cộng đồng chia thành hai phe. Một nhóm người dùng muốn giữ các quy tắc cũ và nhóm còn lại muốn thay đổi. Thông thường, người dùng cần xác định chuỗi nào sẽ tiếp tục và thu hút cộng đồng hơn. Tuy nhiên, việc phân tách blockchain tạo ra nhiều vấn đề vì nó nhân bản token và ứng dụng thành nhiều "bản sao". Người dùng cần đảm bảo rằng không có điều gì xấu xảy ra với tài sản của họ. Trong một số trường hợp, họ phải quyết định tham gia chuỗi nào nào. Tỷ lệ gian lận trong quá trình fork cao hơn, vì mọi người thường không hiểu các chi tiết kỹ thuật và có thể bị lừa bởi những kẻ lừa đảo. Đôi khi có thể xảy ra trường hợp chính nhóm phát triển cũng bị chia tách do họ khác nhau về quan điểm. Điều này sẽ làm suy yếu dự án rất nhiều.

Theo quan điểm của tôi, những người nắm giữ BTC nhận BCH sau đợt fork không có ý nghĩa gì. Ngay cả khi số lượng tiền BTC vẫn giữ nguyên, việc tạo ra tiền BCH có thể được coi là tạo ra giá trị từ con số không. Nếu Bitcoin có các đặc tính giống như vàng, thì việc tạo ra các bản sao của chúng sẽ không thể dễ dàng như vậy.

Sự chia rẽ có thể tạm thời làm suy yếu an ninh của mạng. Hãy tưởng tượng hai nhóm thợ mỏ chia ra và có kích thước gần bằng nhau. Trước fork, tất cả các thợ đào đều khai thác một chuỗi duy nhất. Sau fork, tỷ lệ băm chia thành hai nhóm, làm giảm tính bảo mật của cả hai chuỗi. Thêm vào đó, nguy cơ xảy ra một số cuộc tấn công trên mạng cao hơn.

Mặc dù hiện tại đã có sự đồng thuận của cả cộng đồng về việc Bitcoin là thật. Nhưng có thể sẽ có những tranh chấp trong tương lai về các vấn đề như ngân sách bảo mật. Tôi có thể tưởng tượng các thợ đào chia thành hai nhóm lớn bằng nhau, với một bên muốn duy trì hiện trạng (các quy tắc cũ) trong khi bên kia ủng hộ việc đưa ra mô hình lạm phát (các quy tắc mới). Nếu sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế khi khai thác phiên bản Bitcoin gây ra lạm phát, thì rất có khả năng sẽ có một phần đáng kể các máy đào tham gia hướng này. Điều đó có vẻ quá điên rồ đối với bạn không? Các thợ mỏ chỉ đang theo đuổi các mục tiêu lợi ích kinh tế cá nhân của họ. Theo quan điểm của người dùng, sẽ thông minh hơn khi sử dụng chuỗi an toàn hơn.

Những người nắm giữ BTC có lẽ sẽ chỉ theo dõi trận chiến này vì họ không thể tác động hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thợ đào. Các lần ardfork truyền thống thường không thể đoán trước được kết quả và nó rất nguy hiểm. Chúng thường xuất phát từ việc cộng đồng không rất khó khả năng đồng thuận về một giải pháp. Và blockchain fork được xem như một cách để giải quyết tranh chấp.

Đối với các nền tảng hợp đồng thông minh, một đợt hardfork thời điểm đặc biệt là khó khăn. Hãy lấy xem một ví dụ thế này. Nếu một token đại diện cho stablecoin và chúng được đảm bảo bằng đô la thực, thì chúng ta không muốn token này sẽ tồn tại trên cả hai chuỗi. Rõ ràng, phải có ai đó quyết định xem chuỗi token "thật" nào giữ được sự ủng hộ và token stablecoin đó sẽ nằm trên chuỗi nào.

Điều này tốt nhất có thể được quyết định bởi người phát hành token. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có nhiều loại stablecoin cùng tồn tại trên một nền tảng và mỗi nhà phát hành lại muốn hỗ trợ một chuỗi khác nhau? Điều này về mặt lý thuyết là có thể xảy ra và có nó nghĩa là cả hai chuỗi đều có thể có ý nghĩa tài chính tương tự nhau. Điều đó sẽ lại dẫn đến sự bối rối lớn cho người dùng. 

Hardfork truyền thống là hình thức đầu tiên cho phép cập nhật giao thức lớn và hoạt động như một phương tiện để giải quyết xung đột trong cộng đồng hoặc giữa thợ đào và nhà phát triển. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hình thức này có nhiều nhược điểm và bản chất là không có ưu điểm. Các blockchain hiện đại sẽ tìm kiếm các giải pháp khác để cập nhật giao thức. Cardano đã có một giải pháp. Đó chính là quy trình Hardfork Combination.

Trao đổi về Bộ tổ hợp hardfork

Nhóm IOG đã thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn sáng tạo đối với hardfork. Quy trình hardfork này không cho phép tạo ra các blockchains phân nhánh và sinh ra các đồng tiền, token và ứng dụng mới.

Bộ tổ hợp hardfork của Cardano được thiết kế để đồng bộ hóa các bản cập nhật của mạng mà không yêu cầu mạng ngừng hoạt động hoặc phải khởi động lại. Nó thực hiện điều này bằng cách kết hợp các block pre-fork và post-fork trong một khoảng thời gian chuyển đổi ngắn. Bộ tổ hợp cho phép duy trì một chuỗi block liên tục. Các block được kết hợp thay vì phân tách blockchain cũ với blockchain mới. Điều này có thể đạt được mà không làm mất đi tính liên tục của trải nghiệm người dùng hoặc gây ra gián đoạn mạng dưới bất kỳ hình thức nào. Do sự kiện tổ hợp, không có sự phân chia chuỗi block. Cardano được nâng cấp và toàn bộ lịch sử của sổ cái vẫn được giữ nguyên và sẽ tiếp tục tồn tại trong một phiên bản blockchain hợp lệ duy nhất.

Lưu ý rằng sự tồn tại của bộ tổ hợp không ảnh hưởng đến sự Phi tập trung của giao thức. Các node được tự do lựa chọn phiên bản ứng dụng node của họ. Để đồng ý với thay đổi được đề xuất, 75% nhà sản xuất block phải báo hiệu sự hỗ trợ thông qua việc cài đặt một ứng dụng node mới.

Bạn có thể theo dõi công khai có bao nhiêu node của các pool đã cài đặt phiên bản mới và bao nhiêu phần trăm block được tạo bởi phiên bản node mới. Ngoài sự hỗ trợ của các nhà khai thác pool, các điều kiện khác có thể được xác định để kích hoạt sự kiện hardfork. Ví dụ, sự hỗ trợ của các sàn giao dịch lớn.

Lưu ý rằng việc cài đặt phiên bản mới của ứng dụng node về cơ bản là một cuộc bỏ phiếu. Nhóm phát hành không thể tự ý thay đổi các quy tắc giao thức mà không có sự đồng ý của các nhà vận hành pool và tất cả các bên liên quan. Các bên liên quan có thể biết phiên bản node mà các pool sử dụng. Nếu người ủy qyuền không đồng tinhg với phiên bản node của pool mà họ đang ủy thác, họ có thể ủy quyền cho pool khác. Nói cách khác, tất cả các bên liên quan đều có thể bỏ phiếu về các thay đổi. Lưu ý sự khác biệt giữa Cardano và Bitcoin. Trong mạng Bitcoin, chỉ những người khai thác mới có quyền quyết định. Trong hệ sinh thái Cardano, tất cả những người nắm giữ ADA đều có thể biểu quyết. Bỏ qua một thực tế là có thể bỏ phiếu thông qua "node đầy đủ" vì phần lớn người dùng sẽ ủy thác chứ không chạy node đầy đủ. Trong hệ sinh thái Cardano, người dùng có thể bỏ phiếu bằng ADA từ điện thoại di động của họ nếu họ muốn.

Lưu ý rằng hệ thống này là một quá trình dân chủ. Thay đổi phải được sự đồng ý của đa số. Nếu nó không đạt được đồng thuận, sự kiện hardfork sẽ không được kích hoạt và các quy tắc cũ sẽ tiếp tục được áp dụng trong mạng. Một bộ phận thiểu số không thể tạo ra phiên bản mạng Cardano của riêng họ và sẽ phải tiếp tục duy trì phiên bản chuẩn.

Tranh chấp không nên được giải quyết bằng việc phân nhánh blockchain. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những ai muốn sử dụng Cardano. Vì các bên muốn có thể chắc chắn rằng sẽ chỉ có một phiên bản Cardano. Các nhà đầu tư biết rằng sẽ chỉ có 45.000.000.000 đồng ADA và sẽ không bao giờ có phiên bản "cash" hoặc "classic". Các công ty có thể chắc chắn rằng khi họ phát hành stablecoin, các token trùng lặp sẽ không bao giờ được tạo. Điều tương tự cũng xảy ra đối với NFT và tất cả các token khác. Trong trường hợp hardfork truyền thống, tất cả các dịch vụ DeFi đều có thể gặp rủi ro vì chúng chỉ có thể hoạt động đáng tin cậy trên một chuỗi. Mỗi ứng dụng chỉ có một nhóm xây dụng và không muốn nhóm đó muốn hỗ trợ ứng dụng trên hai chuỗi. Một vụ phân nhánh fork có thể tạo ra các ứng dụng ma và token ma. Cuối cùng, chỉ chuỗi ma có thể còn lại sau chuỗi phân nhánh.

Kết luận

Hardfork truyền thống là một sự phân tách trong đó một chuỗi block tạo ra hai chuỗi block mới với các quy tắc khác nhau. Sự kiện tổ hợp hardfork của Cardano có thể được coi là quá trình ngược lại, nơi các quy tắc mới được thêm vào cùng với các quy tắc cũ để vẫn chỉ có một blockchain với một bộ quy tắc. Nó giống như một sự hợp nhất.

Nhóm IOG đã thực hiện một cách tiếp cận rất có trách nhiệm để đảm bảo nâng cấp Cardano đúng cách. Cardano là một dự án toàn cầu và rõ ràng là sẽ có những tranh chấp trong cộng đồng. Đối với cả hai chuỗi block lớn nhất là Bitcoin và Ethereum, đều đã xảy ra những lần phân nhánh lớn. Bộ tổ hợp hardfork chắc chắn rằng sẽ chỉ có một Cardano trong tương lai. Hệ thống bỏ phiếu hoạt động trên cơ sở dân chủ. Quyền biểu quyết được trao cho tất cả chủ sở hữu ADA, đây có lẽ là cách tốt nhất có thể để tiếp cận các bản nâng cấp. Mọi người dùng nên bỏ phiếu về Cardano sẽ là gì vì họ sẽ sử dụng nó. Việc sử dụng các hardfork truyền thống sẽ kết thúc vào một ngày nào đó, vì phương pháp này không mang lại những lợi ích tích cực cho toàn bộ các bên trong cộng đồng.

Nguồn bài viết tại đây


Picture


Đọc thêm các bài viết liên quan tại thẻ Tags bên dưới